“Bố khỉ nó, sao lại là Tiện Ngư, tên này đúng là ăn tạp!”
“Chẳng phải con hàng này am hiểu dương cầm nhất sao, rõ ràng đang cao sang như thế, sao lại sáng tác cả đàn Hồ và kèn xô-na ở nhạc hội Lam vậy, có thể dùng chút nhạc cụ dương gian được không?”
“Chứng sợ Ngư phát tác rồi…”
“Tên này không tiễn bay quần chúng không chịu được à?”
“Đợi một chút, đừng gấp, hạng mục này không quan hệ đến chúng ta!”
“Trung Châu chúng ta không chuộng kèn xô-na, hôm qua cả ba tuyển thủ đều bị loại, không tiến vào trận chung kết.”
“Chết cười mất.”
Tâm lý người xem Trung Châu lập tức được thả lỏng
Nếu không chúng ta cổ vũ cho đối thủ của Tần Châu
Ngay lúc các bình luận đang sôi nổi
Tuyển thủ Tần Châu trên sân khấu đã bắt đầu trình diễn kèn xô-na
…
Bách Điểu Triều Phượng
Là một trong mười khúc nhạc cho kèn xô-na đứng đầu
Tại giới kèn xô-na tại Trung Quốc, nó mang tính đại biểu rất lớn, đã phát huy đến cực hạn những ưu điểm của kèn xô-na
Chưa chắc là việc vui hay là tang sự
Thủ khúc này lấy giai điệu nhiệt tình vui vẻ làm chủ đạo, khơi gợi tình yêu của con người với thiên nhiên, làm sống dậy hồi ức sinh hoạt
Thổ
Tục
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Nên biết rằng đây không chỉ là một khúc nhạc xô-na, mà còn được cải biên thành khúc cổ trang, khúc đàn accordion, khúc dương cầm
Thế nên nhạc khúc này không hề đơn giản
Khi tiếng kèn xô-na chính thức vang lên, biểu cảm người nghe thay đổi ít nhiều
Làm sao có thể hình dung loại cảm giác này nhỉ
Dường như mọi người có thể nghe được đầy đủ âm thanh bên trong nhạc khúc này
Chim quốc, chim ngói, chim én, sơn ca, chim tước xanh, hoạ mi,..
Tiếng hót của chim chóc
Lại như có tiếng gà trống xen lẫn vào
Màn đêm tan biến
Ánh dương ló dạng
Những hình ảnh sống động được xây dựng trong nhạc khúc
Trăm hoa đua nở bách chim mừng ca, bầu không khí vô cùng náo nhiệt, là cảnh tượng thiên nhiên bừng nở sức sống
Hoạt bát
Bình dị
Gần gũi
Dù trước đó quần chúng có ghét bỏ kèn xô-na đến đâu, bây giờ cũng không khỏi bị bầu không khí kia cảm nhiễm, im lặng lắng nghe
Trên thực tế
Quần chúng Lam Tinh nghe được không phải là phiên bản lưu truyền trong dân gian
Nhạc khúc lưu truyền dân gian có cấu trúc bài lỏng lẻo không có cao trào, có rất nhiều đoạn là ngẫu hứng thêm vào
Tiếng gà mái đẻ kêu cục ta cục tác
Cả tiếng trẻ con hay người già kêu khóc cũng được cho vào
Tất nhiên Lâm Uyên sẽ không áp dụng nhạc khúc sơ sài đó vào cuộc thi
Hắn tự mình cải biên, thậm chí là kết hợp với đội tuyển cải biên xuất sắc cấp quốc gia
Để sự lôi cuốn của nhạc khúc được thêm phần toàn diện, đây không còn là phiên bản dân gian, mà là một tác phẩm đã thăng hoa từ cái gốc dân gian
Thích thì vẫn sẽ thích
Không thích cũng chẳng thể khước từ
…
Kèn xô-na gây ra một trận sôi nổi
Ngay cả kênh trực tiếp của Trung Châu
Có một đám người chơi trội:
“Nằm nghe kèn xô-na là sự tôn trọng tối thiểu nhất.”
“Bản nhạc này hơi thú vị, Tiện Ngư đúng là khéo quá, ta đề nghị các ngươi tải xuống cài làm nhạc chuông báo thức, vừa reo đã tỉnh, reo đến bất tỉnh rồi chết luôn.”
“Người thì nằm, đắp một miếng vải, toàn thôn già trẻ chờ đưa tang.”
“Không hiểu sao lại nhớ đến một câu, ăn xong nằm, nằm xong lại ăn.”
“Ta nhìn thấy ngươi chỉ biết ăn!”
“Mới nghe cũng xuôi tai, nghe nữa thì đã là người nằm trong quan tài.”
“Vừa rồi ta nằm nghiêng, vừa nằm xuống thân thể đã nhẹ đi, còn loáng thoáng nghe được tiếng khóc.”
“Chỉ có ta cảm thấy, rất dễ nghe sao?”
“Có ta nữa.”
“Không chỉ có mình ngươi.”
“Nhạc khúc xô-na này thần kỳ thật, ta không biết nên vui hay nên buồn, cảm giác âm thanh thuần tuý rất khó tả.”
“Nghe khó chịu.”
“Tiếng kèn xô-na đang mỉa mai, Tiện Ngư đang nói cho chúng ta biết, hắn đã đá bay đám tuyển thủ Trung Châu ra chuồng gà.”
Nói là nói thế
… Bỏ qua quan hệ cạnh tranh mà nói
Quần chúng Trung Châu không ghét Tiện Ngư
Đây là một dạng cảm xúc hơi mâu thuẫn/
Chính là kính trọng đối thủ
Nhưng chỉ cần dính dáng đến việc tranh tài, thì mọi người vẫn vô cùng khao khát được ngược chết Tiện Ngư
Nhưng đó chỉ là ước mơ
Mục tiêu của bọn hắn hôm nay không đạt được rồi
Nhờ nhạc khúc kia, trận tranh tài xô-na này đã bị Tiện Ngư định đoạt kết quả
Nhưng không thể không thừa nhận:
Sự xuống dốc của kèn xô-na có nguyên nhân
Dù nhạc khúc kia à tác phẩm đỉnh cao của Trung Quốc, để lại ấn tượng sâu sắc cho người nghe, nhưng vẫn không khắc sâu bằng những tác phẩm trước của Tiện Ngư
Dù đây là nhạc khúc xô-na đoạt giải quán quân
Vậy thứ đi vào lòng mọi người là tác phẩm nào
Là “Ngựa đua”
Là “Nhị Tuyền Ánh Nguyệt”
Là “Phong cảnh cố hương nguyên sơ”
Là tác phẩm của Dương Chung Minh và Abigail
Có lẽ là cảm giác đẹp đẽ mà âm sắc tự nhiên của chúng không cách nào có được
Đương nhiên cũng có người nghe nảy sinh sự đồng cảm, tất nhiên “Bách Điểu Triều Phượng” không tệ, nhưng vẫn không thể so với những tác phẩm kia
“Nhạc cụ cô độc!”
Diệp Tri Thu nói thẳng vấn đề trên kênh trực tiếp Tần Châu: “Là nhạc cụ không hợp lòng người nghe, nên sẽ luôn bị lu mờ.”
Vì sao đàn dương cầm hay vĩ cầm lại trở nên phổ biến
Vì chúng hợp lòng người nghe
Dù nhạc pop hay là giao hưởng, thì trong khúc nhạc chẳng thể thiếu được chúng
Còn kèn xô-na thì sao
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Chỉ ở những tình huống đặc biệt mới vận dụng thôi
Dừng một chút
Diệp Tri Thu lại nói:
“Thật ra, đây cũng là điểm khiến ta vô cùng tôn trọng Tiện Ngư
Nhạc cụ gì hắn cũng chơi được, bất luận là phổ biến hay không đều đối xử bình đẳng, ta không biết kèn xô-na có thể tiếp tục phát triển hay không nhưng ta nghĩ sau này khúc xô-na kia sẽ có một vị trí tại Lam Tinh
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Cũng vì thế, Tiện Ngư mới có thể vận dụng kèn xô-na làm vũ khí mà người bình thường chắng dám rớ tay vào.”
Thật sao
Ngươi cũng đang học Lục Thịnh thổi phồng Tiện Ngư ư
Nhưng so với Lục Thịnh khoác lác thì Diệp Tri Thu lại dễ được quần chúng đồng cảm hơn
Kèn xô-na chỉ là một lần khẳng định:
Những kẻ hoài nghi năng lực sáng tác nhạc cụ của Tiện Ngư, kể từ giờ bắt đầu ngậm chặt miệng
Chơi từ dương cầm đến đàn Hồ, từ sáo xương Lam Tinh đến kèn xô-na, một người làm được cả nhạc sang lẫn nhạc hèn, thì không cần phải nghi ngờ khả năng sáng tác nữa
Ba trận chung kết hôm nay, đều để biểu hiện tài hoa ở mảng nhạc cụ của Tiện Ngư!