Tại hiện trường
Quần chúng yên tĩnh nghe tuyển thủ Trung Châu biểu diễn xong
Phần lớn nhạc cổ phong đều sử dụng một số nhạc cụ truyền thống Lam Tinh, phong cách giai điệu cũng du dương triền miên, ca từ lại đậm chất thơ từ cổ đại
Đề tài này lấy tình ca mềm mại uyển chuyển làm chủ đạo
Cách Hạ Phồn biểu diễn “Thương Tiến Tửu” rất khác so với nhạc cổ phong chính tông, giọng hát cùng kỹ thuật xử lý giai điệu vô cùng bùng nổ
Về điểm này có thể hiểu được đôi chút, vì chỉ có hát như vậy mới làm bộc lộ sự phóng khoáng trong ca từ
Tác phẩm của ca sĩ Trung Châu biểu diễn, lại được xem là quay về với phong cách hát nhạc cổ phong kinh điển
Sau khi phần trình diễn kết thúc
Tiếng vỗ tay tại hiện trường vang lên như thuỷ triều
Ngay cả Lâm Uyên cũng không thể không thừa nhận:
Dù là về cách truyền tải tình cảm, hay là kỹ thuật khống chế chất giọng, lại thêm tuyển thủ Trung Châu thuộc cấp bậc ca hậu hát cổ phong, đùng là còn giỏi hơn ca sĩ bình thường rất nhiều
Nếu bài này được hát ở quê hương của hắn chắc chắn sẽ nổi tiếng
Nhưng đây chỉ là biểu hiện bình thường của tuyển thủ Trung Châu
Trừ khi mắc lỗi tại vòng chung kết, chứ trạng thái bình thường thì phần trình diễn của tuyển thủ luôn luôn xuất sắc
…
Sau khi phần trình diễn của tuyển thủ Trung Châu kết thúc
Ban giám khảo chấm điểm bình quân đến 96 điểm
So trong hạng mục này, đó là một số điểm đủ để đoạt giải quán quân
Lập tức
Các kênh trực tiếp các châu đều bùi ngùi
“Trung Châu quá giỏi!”
“Ngoại trừ Tần Châu ra, thì tuyển thủ của các châu khác hoàn toàn không thể đuổi kịp Trung Châu.”
“So về năng lực toàn diện, Tần Châu cũng chẳng phải đối thủ của Trung Châu.”
“Nói thừa quá, Tần Châu biểu hiện được như vậy đã quá ghê gớm rồi.”
“Đúng thế.”
“Dù số lượng huy chương vàng của Trung Châu luôn dẫn đầu nhưng vẫn không thể bứt phá khoảng cách quá xa với Tần Châu.”
“Có cảm giác nhạc hội Lam chính là sân thi đấu của Trung Châu và Tần Châu, còn mấy châu còn lại như chúng ta chỉ là trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi vậy.”
…
Trong khi quần chúng thảo luận
Tuyển thủ Triệu Châu đã bước lên sân khấu
Có lẽ bởi vì Trung Châu và Tần Châu quá mạnh
Tuyển thủ Triệu Châu bị hai màn biểu diễn trước đó dọa sợ, khó khăn lắm mới tiến được vào vòng chung kết nhưng chẳng khiến ai chú ý cả
Dẫu là hiện trường hay là kênh trực tiếp
Quần chúng vẫn còn đang thảo luận màn biểu diễn của tuyển thủ Trung Châu vừa rồi
Nhưng khi tuyển thủ Triệu Châu bắt đầu biểu diễn
Khán giả tại trường quay và kênh trực tiếp lập tức thay đổi sắc mặt
Vô số ánh mắt bất ngờ nhìn về phía tuyển thủ Triệu Châu đang hát giữa sân khấu
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Cùng lúc đó
Các Khúc phụ các châu cũng ngẩng đầu bối rối, trên mặt hiện rõ sự kinh ngạc
Phong cách này
Chỉ có mấy Khúc phụ trong tổ huấn luyện chính của Trung Châu là mỉm cười
…
Tổ huấn luyện chính Tần Châu
Vẻ mặt của các Khúc phụ vô cùng cổ quái
Cả Lâm Uyên bây giờ cũng hơi há hốc mồm
Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc tranh tài bắt đầu, Lâm Uyên để lộ ra vẻ mặt ngoài ý muốn
Phong cách Trung Quốc
Khá lắm
Tuyển thủ Triệu Châu kia đang hát ca khúc theo phong cách Trung Quốc
Không đúng
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Ở Lam Tinh
Phong cách Trung Quốc được gọi là “Phong cách cổ điển”
Triệu Châu đã học tập “Đông Phong Phá”, để tạo ra một ca khúc phong cách cổ điển cực kỳ tinh tế
…
Sau khi tập thể đang kinh ngạc
Kênh trực tiếp của các châu sôi trào náo nhiệt
Ngay cả nhóm Khúc phụ đảm nhận vai trò khách mời cũng không nhịn được hô vang
“Phong cách cổ điển!”
“Đây là ca khúc theo phong cách cổ điển!”
“Sau Tiện Ngư và Lục Thịnh, đã có người sáng tác ra bản nhạc phong cách cổ điển đặc sắc như vậy!”
“Ta chết mất!”
“Loại nhạc mang phong cách này thật đẹp!”
“Không ngờ rằng ngoại trừ Tiện Ngư và Lục Thịnh, vậy mà cũng có người sáng tác theo phong cách này hay đến vậy!”
“Tuyển thủ Trung Châu nhất định sẽ thua!”
“Mấy nhạc khúc cổ phong lúc trước phải gọi cái phong cách cổ phong kinh điển này là đại ca!”
…
Thật ra không cần nói quá nhiều
Rất nhiều quần chúng đã không còn xa lạ phong cách cổ phong kinh điển nữa
Đây là loại hình cổ phong hoàn toàn mới được Tiện Ngư khai sáng ra thông qua bài “Đông Phong Phá”
Nhạc khúc này được nhiều vô số Khúc phụ xưng tụng là “Đỉnh cao của nhạc cổ phong”
Nhưng đây cũng là phong cách nhạc khó sáng tác
Cho dù bản thân Tiện Ngư đã khai sáng ra một phong cách hoàn toàn mới, cũng chỉ có thể viết ra hai bài đúng nghĩa mang phong cách cổ phong kinh điển
Trong đó một bài là “Đông Phong Phá”
Một bài còn lại đã nổi tiếng khắp cả bảy đại châu, “Sứ Thanh Hoa”
Nhạc khúc sau còn bị các Khúc phụ trong giới nhận xét rằng, khúc nhạc đó chính là bản nhạc cổ phong kinh điển dùng cả đời để viết
Vì sao Lục Thịnh được xưng tụng là “Tiểu Tiện Ngư”
Chẳng phải vì năm đó hắn đã lần đầu viết thử một ca khúc cổ phong kinh điển để tranh đoạt giải quán quân với Tiện Ngư ư, cuối cùng lại bị bài hát “Sứ Thanh Hoa” của Tiện Ngư đánh bại
Bây giờ
Phong cách âm nhạc này lại xuất hiện ở nhạc hội Lam, trực tiếp khiến quần chúng các châu được một phen thảo luận sôi nổi
…
Quay trở lại vấn đề chính
Mặc dù bảy đại châu không lạ gì phong cách nhạc cổ phong kinh điển, nhưng Trung Châu còn chưa gia nhập đại châu vẫn là lần đầu tiếp xúc với loại âm nhạc này
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Phải biết rằng, người Lam Tinh trưởng thành từ biển nghệ thuật, nhất là người Trung Châu, dù không phải nghệ sĩ chuyên nghiệp, bọn hắn cũng có thể ngay lập tức nghe ra sức lôi cuốn của phong cách cổ phong kinh điển, đây là việc không phải bản nhạc cổ phong bình luận nào cũng có thể làm được
Hai mc rơi vào trạng thái hoang mang
Mưa bình luận tới tấp
“Bài hát này của Triệu Châu rất mạnh đó!”
“Giai điệu này khác với mấy bài nhạc cổ phong bình thường, rất hoàn mỹ!”
“Tiêu rồi!”
“Chúng ta sắp thua rồi!”
“Bài ca này không đơn giản đâu!”
“Mẹ nó, chẳng phải là nhạc khúc cổ phong kinh điển ư?”
“Cái gì là phong cách kinh điển sao?”
“Nhạc cổ phong thì ta biết, chứ cổ phong kinh điển là cái gì?”
“Nhiều hơn mấy chữ, không phải đều giống nhau sao?”
“Đây là để phân biệt sự khác nhau giữa hai loại nên mới thêm mấy chữ, trước đó ta từng đi công tác ngoài châu đã nghe qua loại phong cách này.”
Tất nhiên không phải người Trung Châu nào cũng đã từng nghe đến cổ phong kinh điển, chỉ những ai đã từng tiếp xúc với người ngoài Trung Châu mới biết được.