Phồn hoa kết thúc
Không gian tĩnh mịch
Sắc mặt người xem dần dần thay đổi
Người xem cách kênh trực tiếp nổi gợn sóng trong lòng
Cái này…
Hình như là…
Là nhạc cổ phong kinh điển sao
Mọi người cũng không xác định được
Những điều bất ngờ liên tiếp xuất hiện trên mặt quần chúng
Huấn luyện viên Triệu Châu ở phía bên kia cũng dao động
Lúc này
Giai điệu cất lên
Giọng hát của Hạ Phồn hoà cùng âm luật hỗn loạn, hát lên phần điệp khúc của bài hát:
“Mưa lao xao
Bạn cũ dưới nấm mồ
Ta nghe nói ngươi vẫn trông coi Cô thành
Có tiếng sáo du mục
Văng vẳng giữa nơi thôn dã
Duyên phận bám rễ sinh chồi là chúng ta…”
Hạ Phồn vận dụng cao âm như bão táp, khiến đoạn điệp khúc này tựa như tiếng chuông chùa cổ vang vọng muôn nơi, đập ầm ầm vào lòng vô số người
Huấn luyện viên Triệu Châu
Có người trừng to mắt
Có người há hốc mồm
Thậm chí có người còn suýt không ngồi vững, hoặc là đứng bật cả dậy, nét mặt tràn ngập sự kinh hãi
Làm sao có thể chứ
Điều này không khoa học
Nhạc cụ hiện đại cũng có thể chơi âm nhạc cổ phong kinh điển sao
Viết nên một bài cổ phong kinh điển, nhưng trong phần phối khí của tác phẩm “Pháo Hoa Chóng Tàn” lại chẳng có lấy một nhạc cụ truyền thống cổ điển của Lam Tinh
Toàn bộ đều dùng nhạc cụ hiện đại
Mẹ nó, đây là đang vả mặt chúng ta hay là vả mặt chính mình
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Tiện Ngư
Ngươi đã làm ra một việc vi phạm tổ huấn
À
Ngươi chính là ông tổ mà
Không sao
Bỗng nhiên
Trong lòng huấn luyện viên chính Triệu Châu lại xuất hiện một sự tuyệt vọng
…
Tổ huấn luyện viên chính Trung Châu bên này
Bỗng nhiên Abigail quay đầu, đứng từ xa nhìn về phía tổ huấn luyện Tần Châu, nhanh chóng khoá chặt một khuôn mặt trẻ tuổi mà bình tĩnh trong số đó
Tiện Ngư
Người Trung Châu không hiểu rõ thơ từ Tiện Ngư
Abigail cũng không hiểu rõ thơ từ Tiện Ngư
Nhưng phong cách cổ phong kinh điển này là do Tiện Ngư khai sáng, Abigail không xa lạ mấy
Là người đứng đầu giới âm nhạc Lam Tinh, trên thế giới xuất hiện làn gió âm nhạc mới thiên tài như thế, làm sao Abigail có thể không biết được
Không một Khúc phụ nào mà hắn không hiểu rõ
Thế nhưng vì những hiểu biết đó, mà giờ phút này trong lòng Abigail lại nổi lên cơ sóng dữ
Không thể nghi ngờ rằng, bài hát này của Tiện Ngư là do người khai sáng nên cổ phong kinh điển viết
Nhưng hắn đã rơi quá xa cổ phong kinh điển thuần gốc rồi
Vận dụng nhạc cụ hiện đại thì thôi đi
Điều mà Abigail cảm thấy quá mức, đó chính là hiệu ứng giai điệu cổ phong của bài hát
Ở tình huống bình thường
Cổ phong kinh điển sẽ tạo nên bầu không khí xoay quanh năm âm truyền thống “cung, thương, giác, trưng, vũ”
Đây gần như đã là quy luật của nhạc khúc loại này
Để tăng hiệu quả không khí, cần nhất là phải tránh hai thang âm 4 và 7
Về mặt sáng tác không thể lưỡng toàn hết được
Nhưng bài “Pháo Hoa Chóng Tàn” của Tiện Ngư, thì đã dùng phương pháp trái ngược
Trong đoạn nhạc chính
Đã xuất hiện hai Fa âm, tiểu tiết ở đoạn thứ ba lại kéo dài ba nốt Si
Hai hợp âm này rõ ràng không thể xếp chung với ngũ âm truyền thống
Điều kỳ dị nhất chính là…
Lại có thể dùng cả hai loại âm chỏi nhau để cùng hoà âm
Abigail không hề mảy may cảm nhận được sự bất hài hòa, ngược lại hắn vẫn cảm thấy giai điệu trên đã biến hoá đến mức không gì sánh bằng tạo nên sức quyến rũ kinh người
Phá vỡ
Tiện Như đã tự tay phá vỡ quy luật âm nhạc cổ phong kinh điển do chính hắn tạo ra
“Cái tên phách lối này…”
Tuổi còn trẻ mà lại đáng sợ như vậy sao
Dường như Tiện Ngư đang dùng cách này để nói với Triệu Châu rằng:
Đừng lặp lại máy móc như vậy
Quy tắc ta tạo nên cũng có thể phá vỡ
Bị trói buộc rập khuôn không tốt đâu
Tới đây xem nè
Nghe đoạn nhạc này đi
Dạy các ngươi chiêu mới
Âm nhạc chính là thứ thần kỳ như vậy
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Có người từ đó nghe ra cảm xúc vô hạn
Abigail chỉ nghe được sự phách lối của Tiện Ngư
Rõ ràng là một nhạc khúc không hề mang phong cách cổ phong kinh điển, nhưng chẳng có ai dám nói rằng nó không phải cổ phong kinh điển
Đây còn không phải phách lối thì là gì
Abigail xác nhận Tiện Ngư cố tình làm thế
…
Không chỉ có Abigail để ý đến chuyện này, Khúc phụ tại hiện trường cũng có nhiều người chú ý đến
Được lắm
Tổ huấn luyện chính các châu đều xuất hiện bạo động không nhỏ
Nhưng quần chúng thì chắc chắn không rõ về mấy điều nhạc lý này
Trên thực tế, không biết từ bao giờ
Quần chúng đã hoàn toàn chìm đắm bên trong âm nhạc, thậm chí là đã quên mất việc mình đang chú ý lúc trước
Bên tai
Chỉ có tiếng ca vang vọng của Hạ Phồn:
“Nghe tiếng thanh xuân nghênh đón tiếng cười ghen ghét của rất nhiều người
Trong lịch sử dài lâu đều vô cùng dịu dàng chẳng thấy thói đời gian ác
Pháo hoa chóng tàn, người không dễ phân biệt đúng sai
Còn có người hỏi ta có nghiêm túc hay không
Tình thâm nối tiếp mấy đời ngàn năm sau, còn ai chờ ai ở đó
Còn sử sách có thể nào ngụy trang thành thứ khác
Như ngươi đang đứng trước cửa kiếp trước
Đi theo ta lưu lạc hồng trần một đời…”
Từ ngữ phác hoạ ra ngàn vạn cảnh tượng
Nước mất, nhà tan, người chết
Cỏ cây nảy nở, mùa xuân đến, nhưng tim đã lạnh
Hạt mưa vỡ vụn trên đất, cổng cổ thành bết đầy rêu xanh, chỉ còn một bóng hình già nua bồi hồi trước cổ thành
Một tiếng phu thê
Một kiếp đợi chờ
Trước cổng thành tựa như có dòng lũ thời gian chờ đợi lướt qua
Mười năm trước
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Thành Lạc Dương thịnh thế phồn hoa
Chùa tự hương khói ồn ào
Lương duyên vui kết, chắp tay mong bạc đầu, chọn lấy ngày cưới, thề non hẹn biển giải ngàn đau thương
Sau mười năm
Núi xanh vẫn còn, nhưng người đã mất
Muôn loại tình cảm khác biệt, ta là phần nào trong số ấy
Chuyện xưa tựa như tiếng hát nghẹn ngào
Kể không hết bao nỗi buồn biệt ly như mới vừa hôm qua
Sắc trời mông lung
Tường đổ sập vách
Người thân qua đời
Tiếng sáo vang vọng
Chùa cổ tịch liêu
Y phục hắn lam lũ nhăn nheo
Rễ cây dầm mưa nên hư thối
Có lẽ hương thôn trong mưa rơi và mộ phần tổ tiên đều ở đó nên hắn mới canh gác, việc canh gác này không sao vượt nổi thời không mà lặp đi lặp lại
Không lâu sau đó
Nơi đây lại có thêm một nấm mộ, vĩnh viễn vùi thân ở đó
…
Âm nhạc miêu tả hình ảnh phản chiếu trong lòng mỗi người
Tiếng hát hòa cùng tiếng mưa rơi dội lên cơ thể người nghe
Bỗng nhiên có quần chúng sực tỉnh
Lại ngốc nghếch nhìn quần chúng bên cạnh đang rơi vào câu hát cuối của Hạ Phồn: “Chùa tự nghe tiếng mưa rơi trong vĩnh hằng.”
“Má nó!”
Tiếng sáo đặc đó chính là nhạc cụ mà
Có ai quy định trình diễn nhạc cổ phong kinh điển phải dùng nhạc cụ truyền thống thế
Dùng sáo đặc còn không phải cổ phong kinh điển ư
Ầm ầm
Tác phẩm cổ phong kinh điển thứ ba của Tiện Ngư ra đời, đánh vỡ sự độc nhất của ngũ âm truyền thống, vừa xuất thế đã khiến Khúc phụ các châu như bị sét đánh
Tất nhiên
Quần chúng các châu còn đang không có cách nào tránh khỏi, toàn bộ đều bị chấn kinh!