"Không sai
Từ đây đi Long Quận, người khác không biết, nhưng lão nói cho tiên sinh biết, đi đường thủy mới là tốt nhất
"Đường thủy đi như thế nào
Tống Du dần dần hứng thú
Với chuyến đi xa, nếu có đường thủy, nhất định là sự lựa chọn tốt hơn so với đi đường bộ
Chẳng qua là trước đây muốn thưởng thức phong cảnh và con người một cách kĩ hơn, cho nên cũng không chọn đường thủy
Nhưng lão quan nhân trước mặt nói vậy, Tống Du cũng có ý định đi đường thủy tới Long Quận
Lão quan nhân nói với hắn thật kĩ
Tìm đường như thế nào, bến đò ở đâu, làm sao ngồi được thuyền, giá tiền nói chung là bao nhiêu, làm thế nào mới không bị lừa, nói rất kỹ càng chu đáo
"Lưu công, cáo từ
"Tiên sinh đi thong thả
Ông lão còn chống trượng ở cửa chào
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Đạo nhân cùng mèo và ngựa đã từ từ đi xa
..
Nửa ngày hành trình, đến huyện Niệm Bình
Thế giới trong lòng lại bừng sáng
Tống Du nghe được một câu trả lời hợp lý, nói trong lòng đại đa số mọi người, thế giới, thiên hạ chỉ là một khái niệm, khái niệm này có thể có nhiều sai lệch
Dù xem bản đồ, hình vẽ, dù nghe người ta miêu tả thật rõ một nơi, nó cũng chỉ mờ ảo, là bình diện, là hư ảo, mà chỉ có khi bạn đi tới chỗ đó, thật sự đến nơi đó, nó mới có thể trở nên phong phú, bừng sáng, trở thành một địa điểm thực tế ba chiều trong não bạn
Thắp sáng phải càng nhiều, thế giới trong lòng lại càng trọn vẹn
Đây cũng là lần đầu Tống Du đi xa
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Nơi này sông núi tuyệt đẹp, thác nước như tranh vẽ, có cơm ngon, nhiệt độ nếu so với Dật Đô và quán ở huyện Linh Tuyền thì ấm áp hơn một chút
Ăn xong cơm, xuyên qua huyện Niệm Bình, thì không đi con đường lớn đó nữa
Theo chỉ dẫn của Lưu lão quan nhân, Tống Du đi ra khoảng hai mươi dặm, thấy dọc bên trái đường là một bến đò, lúc đi tới đoạn đường bằng phẳng ở sườn nuối, phóng tầm mắt xuống đã thấy được rõ
[ĐỌC TRUYỆN VIP MIỄN PHÍ TẠI Truyendich.vn]
Thấy dòng sông cạn uốn lượn bên dưới, bãi đá cổ, lẻ tẻ vài chiếc thuyền nhỏ trôi trên sông, thuyền lớn thì được buộc bằng dây thừng, vô số bóng người nho nhỏ kéo một đầu sợi dây, ai cũng nghiêng người về phía trước, cố gắng hết sức, nghiên người, từ xa nhìn lại còn tưởng rằng là bóng của ánh trời chiều ngả về đằng Tây
Mơ hồ có tiếng từ trên cao vang xuống
"Ồ dô..
"Hây ha..
"Dô hò..
Đa số đều là những từ không nghe rõ, giống như không phải ngôn ngữ nào cả
Không biết có bao nhiêu cái miệng đang hô, xếp thành một khối, giống như là phát ra từ bãi sông xa xa, hoặc như là đến từ một thười xa xưa cổ đại, hòa với tiếng gió thổi qua sông lại càng trở nên cổ kính
Đi thẳng vào tim
Tống Du đứng ở sơn khẩu trong gió, nhất thời giật mình
Chỉ cảm thấy đây là tiếng vọng cổ xưa lịch sử, là câu kinh lao động đã vang vọng hàng nghìn năm trên Liễu Giang, là dấu ấn của thời đại
Mới nghe một câu, đã không ngừng vàng vọng trong dầu, nhiều nghe một lúc lại cảm thấy giống như tiếng kêu than khi làm việc nặng nhọc, khiến cho lòng người buồn khổ bi thương
"Đạo sĩ, ngươi làm gì thế
"Không làm gì
"Làm sao không đi
"Bây giờ thì đi
"Họ đang hô cái gì thế
"Ta cũng không nghe rõ
Tống Du chỉ bước xuống rồi đi
Con ngựa đỏ và mèo đều theo phía sau
Hôm qua mới vừa tiếp nhận được cảm giác vui vẻ chất phác của thời đại này, hôm nay lại thấy được, đây cũng là một thời đại tràn đầy trắc trở
Có lẽ hai thứ này giữa vốn không mâu thuẫn, người nông dân vui vẻ cởi mở trong bữa tiệc ngày hôm qua và người chèo thuyền, người kéo thuyền vất vả cần cù, mệt nhọc ngày hôm nay ở Giang Khẩu cùng là một nhóm người
Có lẽ mâu thuẫn mới là một thế giới chân thực trong trạng thái bình thường
Đây cũng là phong cảnh không thấy được trên núi
Vừa nhìn vừa đi, dần dần đến bên cạnh bến đò
Tống Du chỉ cảm thấy giày vải nhẹ và mỏng, đá làm đau chân chân
"Còn thuyền đi Long Quân không
"Ta đi Long Quận
"Có thể mang ngựa không
"Thuyền dưa, không chở được ngựa
"Tôi có thể chờ
Tống Du nhìn theo tiếng gọi
Một chiếc thuyền mái lợp không nhỏ cũng không quá lớn, vừa hay dừng ở nơi không quá cạn, có một ông cụ đứng ở mũi thuyền, đầu đội nón lá, khoác áo tơi, trên thuyền đã có mấy người ngồi
"Bao nhiêu tiền
"Túc hạ đến đâu
"Huyện Lăng Ba
"Không đến được Huyện Lăng Ba, chỉ có thể dừng ở gần bến, đi lên còn khoảng trăm dặm đường núi
Ông lão cao giọng hô, giọng chuyển cứ như đang hát:
"Phải đi sáu ngày, một người hai trăm đồng, một con ngựa phải tính như hai người, rơm cỏ tự mang, còn khách quan nếu không ngại mùi cá sông cũng có thể ăn trên thuyền
Tam Hoa Miêu dưới chân ngẩng đầu nhìn Tống Du
Tống Du thấy ánh mắt nó, hiểu ý
"Mèo không lấy tiền sao
"Mèo thì lấy tiền gì
"Tổng cộng năm trăm đồng, giá này
"Năm trăm năm đồng, lên thuyền đi
"Đưa đồng Tiểu Bình ấy
"Mời khách quan lên thuyền
Tống Du dẫn ngựa và mèo đi lên trên thuyền